A-Z Về kích thước, cấu tạo, các loại xe nâng hàng tại xenangvietnhat.org

Khi cần phải vận chuyển các loại máy móc, các sản phẩm có khối lượng lớn trong các kho hàng, nhà xưởng, sử dụng các loại xe nâng sẽ giúp bạn giảm sử dụng sức người, di chuyển dễ dàng hơn. Hãy cùng tìm hiểu “tất tần tật” về kích thước, cấu tạo và giá của một số loại xe nâng hàng tại xenangvietnhat.org nhé.

Tổng quan về xe nâng hàng

Xe nâng hàng là gì?

Xe nâng hàng là một thiết bị công nghiệp loại nhỏ có lắp nĩa nâng. Xe nâng có thể nâng hạ hàng ở phía trước bằng cách lắp càng nâng được điều khiển bằng thủy lực.

Xe nâng được sử dụng để nâng hàng trong các nhà máy, nhà xưởng, các kho hàng,…

xe nâng hàng
Xe nâng hàng

Cấu tạo xe nâng

Xe nâng hàng hiện nay có rất nhiều loại, tuy nhiên về cơ bản, cấu tạo xe nâng hàng đều có 3 bộ phận là bộ phận nâng hạ, bộ phận đối trọng và buồng lái.

Bộ phận nâng hạ bao gồm 5 linh kiện chính:

  • Càng nâng hạ: Đây là một bộ phận được làm từ kim loại cứng, có hình chữ L, được ghép từ ít nhất 2 thanh. Phần đứng được liên kết với giá nâng hàng, phần còn lại nhô ra là bộ phận chứa hàng hóa.
  • Giá nâng: Giá nâng được thiết kế có hình chữ nhật, là trung gian dùng để kết nối 2 bộ phận là càng nâng hạ và khung nâng. Tải trọng của xe nâng hàng càng lớn thì kích thước của giá nâng càng tăng.
  • Khung nâng: Khung nâng bao gồm từ 2 đến 3 khung thẳng đứng và được làm từ thép cường lực. Bộ phận này được liên kết với bàn nâng bằng piston thủy lực cùng ròng rọc.
  • Xi lanh nâng: Xi lanh của xe nâng bao gồm một ống rỗng ở một đầu cùng một khớp nối piston bôi trơn ở đầu còn lại. Có tác dụng tạo lực nâng để nâng hàng hóa có trọng lượng lớn.
  • Xi lanh nghiêng: Đây là bộ phận nghiêng khung nâng về trước 6 độ và về sau 12 độ. Giúp cho xe nâng hàng di chuyển và nâng hàng hóa dễ dàng hơn.

Bộ phận di chuyển bao gồm 3 cấu tạo chính:

  •  Động cơ: Đây là bộ phận có vai trò quan trọng nhất trong hệ thống điều hành của xe. Có 2 loại động cơ của xe nâng hàng là động cơ điện và động cơ đốt.
  •  Bánh lái: Là 2 bánh nằm ở phía sau, làm nhiệm vụ điều hướng và giúp xe di chuyển qua lại, được gắn trực tiếp vào trục điều khiển.
  • Bánh tải trọng: Được gắn ở phía trước để đối trọng với 2 bánh lái phía sau.

Bộ phận buồng lái có cấu tạo từ 2 linh kiện:

  • Vô lăng: Được gắn vào máy bơm không khí điện. Khi nhấn vô lăng, máy bơm không khí sẽ hút không khí từ bên ngoài và dẫn tới các xi lanh thủy lực thông qua bộ lọc và ống dẫn.
  • Ghế lái: Là nơi để tài xế ngồi điều khiển xe nâng, thường được làm bằng da.
xe nâng hàng
Cấu tạo của xe nâng hàng

Kích thước xe nâng

Nắm rõ kích thước xe nâng hàng là điều rất quan trọng để có thể lựa chọn xe nâng phù hợp với môi trường và nhu cầu sử dụng. Nếu bạn chọn mua xe nâng hàng có kích thước lớn hơn so với lối đi hoặc nhỏ hơn so với hàng hóa, máy móc cần di chuyển thì sẽ rất khó để sử dụng.

Xe nâng hàng về cơ bản có 3 thông số mà bạn cần phải quan tâm, đó là chiều cao trung bình, chiều dài trung bình và chiều rộng trung bình. 

  • Chiều cao trung bình: Đây là một thông số kỹ thuật vô cùng quan trọng đối với những chiếc xe nâng. Chiều cao trung bình được tính từ sàn xe cho đến điểm cao nhất của xe khi không nới thêm trụ nâng. Hãy xem xét cẩn thận khi xem xét thông số này của những chiếc xe nâng hàng bởi một số xe sẽ lấy điểm cao nhất là mui xe, một số xe khác thì lấy trụ nâng làm chuẩn. Nắm rõ chiều cao của xe, bạn sẽ chọn được xe nâng hàng phù hợp với cửa kho hoặc cửa xe container để không bị vướng khi ra vào.
  • Chiều dài trung bình: Chiều dài trung bình là kích thước đo được từ khung sau của xe cho đến điểm chóp của càng nâng. Thông số này quan trọng vì nó giúp bạn xác định khoảng cách tối thiểu mà xe có thể dễ dàng di chuyển.
  • Chiều rộng trung bình: Chiều rộng trung bình của xe nâng hàng có rất nhiều cách tính. Đó có thể là khoảng cách giữa 2 mép ngoài của bánh xe, cũng có thể là chiều rộng của toàn bộ dàn nâng, cũng có thể là khoảng cách của 2 mép vỏ xe. Chọn chiều rộng không phù hợp có thể khiến cho xe không thể di chuyển trong lối đi, vì vậy khi tham khảo kích thước xe nâng, hãy liên hệ với nhà cung cấp để hiểu rõ hơn về thông số này
    nhé.
xe nâng hàng
Các kích thước cơ bản của xe nâng

Bí kíp lái xe nâng hàng an toàn

Cách lái xe nâng rất quan trọng để bạn có thể di chuyển hàng hóa an toàn. Khi lái xe nâng hàng, bạn phải lưu ý đến rất nhiều yếu tố.

Kiểm tra xe

Trước khi khởi động xe, hãy đi vòng quanh chiếc xe nâng để phân loại, kiểm tra xe thuộc loại nào, có thể nâng những mặt hàng nào, tải trọng nâng là bao nhiêu và xe có an toàn, có bị hư hỏng không. Việc kiểm tra xe cẩn thận trước khi sử dụng sẽ giúp bạn tránh hoặc xử lý kịp thời các sự cố phát sinh.

Ngoài ra, bạn còn cần phải kiểm tra xem trên xe có đầy đủ các bộ phận cần thiết hay không. Ví dụ như vô lăng, dây an toàn, phanh xe, cần số, cần nâng hạ,…

Những điều cần lưu ý khi lái xe nâng

Sau khi hoàn tất các bước kiểm tra xe, bạn có thể khởi động là bắt đầu lái xe nâng. Trong quá trình lái, bạn cần phải lưu ý những một số điều sau để bảo vệ an toàn cho bản thân, cho hàng hóa cũng như những người xung quanh.

  • Quan sát khu vực xung quanh, phải đảm bảo rằng mọi thứ đều an toàn trước khi di chuyển xe nâng hàng.
  • Phải để càng nâng ở trong vị trí mà bạn luôn có thể quan sát được, tránh việc càng rời khỏi tầm mắt gây nguy hiểm cho khu vực xung quanh xe. Vì vậy, hãy nâng càng nâng lên một khoảng cách vừa phải so với mặt đất.
  • Chỉnh cần số trước khi cho tăng tốc xe. Khi di chuyển xe trong khu vực nhà xưởng, kho bãi, tốt nhất chỉ nên lái ở tốc độ 5 km/h.
  • Kéo cần số khi đang đạp bàn đạp cắt số. Sau đó, trong lúc đạp ga dần dần, thả thắng tay và bàn đạp cắt số.
  • Khi xe đang chở hàng mà phải xuống dốc thì hãy để xe di chuyển lùi, việc này sẽ giúp cho xe và hàng không bị lao dốc.
  • Để tăng tuổi thọ cho xe nâng hàng cũng như giúp xe di chuyển lưu loát, hãy sang số liên tục khi sử dụng xe.
  • Khi xe đang di chuyển nhanh, bạn không được nâng hạ càng nâng để bảo vệ an toàn
    cho hàng hóa và những người xung quanh.
  • Trong khi xe đang di chuyển, không để những người không phận sự lên xuống xe.
xe nâng hàng
Cần phải chú ý xung quanh khi đang lái xe nâng

Sau khi sử dụng xe

  • Đỗ xe nâng hàng đúng nơi quy định, tắt các công tắc điện trên xe, rút chìa khóa.
  • Để càng nâng tại vị trí an toàn, không cản trở những phương tiện khác.
xe nâng hàng
Đỗ xe tại vị trí an toàn

>>>Xem thêm: Tất tần tật về xe nâng điện đứng lái cũ và mới.

Những điều không được làm khi đang sử dụng xe nâng

Ngoài những bí kíp giúp bạn lái xe nâng an toàn, bạn cũng cần phải tránh tuyệt đối những điều sau khi sử dụng xe:

  • Không khởi động xe khi trên xe có 2 người ngồi. Thiết kế xe nâng hàng đặc biệt chỉ có cơ chế bảo vệ an toàn cho 1 tài xế, vì vậy việc vận hành xe lúc này là điều hết sức nguy hiểm.
  • Không để những người không có kiến thức an toàn cơ bản về xe nâng hàng lái xe. Tài xế vận hành xe nâng phải được trải qua huấn luyện nghiêm khắc.
  • Không được rời khỏi xe khi chưa hạ càng nâng xuống mức tối thiểu và chưa tắt động cơ.
  • Không được di chuyển xe khi hàng hóa chưa được cố định một cách an toàn nhất để tránh tình trạng hàng bị đổ và hư hỏng.

Giá tham khảo của một số loại xe nâng tại xenangvietnhat.org

Công ty TNHH đầu tư thiết bị công nghiệp Việt Nhật là một doanh nghiệp chuyên nhập khẩu, cung cấp và phân phối các thiết bị nâng hạ hàng loại nhỏ. Với đội ngũ nhân viên năng động, kỹ thuật viên có kinh nghiệm, chuyên môn cao, chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho khách hàng những sản phẩm đạt chất lượng, giao hàng nhanh chóng, phục vụ chuyên nghiệp.

Sau đây là giá xe nâng hàng tham khảo của Công ty TNHH đầu tư thiết bị công nghiệp Việt Nhật.

Xe nâng tay thấp

Xe nâng tay thấp được sử dụng để thay thế cho công việc khuân vác nặng nề trong các doanh nghiệp, hỗ trợ tăng năng suất rất hiệu quả.

  • Xe nâng tay thấp càng rộng, càng hẹp: Giá dao động từ 3 đến 9 triệu đồng. Tải trọng nâng là 2500kg; 3000kg; 5000kg. Loại xe này được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các doanh nghiệp, nhà xưởng lớn nhỏ.
  • Xe nâng tay thấp gắn cân điện tử: Giá dao động từ 17 đến 23 triệu đồng. Tải trọng nâng là 2500kg; 3000kg. Đây được xem là bản nâng cấp của xe nâng điện tử tay thấp, được gắn kèm thiết bị cân điện tử trên thân xe.
  • Xe nâng tay cắt kéo: Giá khoảng 12 triệu đồng. Tải trọng nâng 1500kg. Loại xe này phù hợp với các nhà xưởng có diện tích khiêm tốn.
  • Xe nâng tay thấp mạ kẽm, inox: Giá dao động từ 9 đến 32 triệu đồng. Tải trọng nâng 2000kg; 2500kg. Xe phù hợp với môi trường làm việc ẩm ướt, dễ bị hoen gỉ.
xe nâng hàng
Xe nâng tay thấp

Xe nâng tay cao

Xe nâng tay cao có rất nhiều công dụng, được áp dụng chủ yếu để thay thế sức người làm những công việc nặng nhọc trong các công xưởng. Ngay từ khi thiết kế xe nâng tay cao ra đời, chúng đã được sử dụng rất rộng rãi.

  • Xe nâng tay cao 500kg: giá khoảng 7 triệu đồng.
  • Xe nâng tay cao 1000kg: Giá khoảng 10 triệu đồng.
  • Xe nâng tay cao 1500kg: Giá khoảng 11.5 triệu đồng.
  • Xe nâng tay cao 2000kg: Giá khoảng 13 triệu đồng.
  • Xe nâng tay cao 3000kg: Giá khoảng 15 triệu đồng.

Ngoài các loại xe trên, Công ty TNHH đầu tư thiết bị công nghiệp Việt Nhật còn cung cấp các loại xe nâng ngồi lái, đứng lái chính hãng, xe cũ giá tốt, hãy truy cập website http://xenangvietnhat.org/ để biết thêm chi tiết.

xe nâng hàng
Xe nâng ngồi lái
xe nâng hàng
Xe nâng đứng lái

Điều khiển xe nâng hàng không phải là một việc dễ dàng. Vì vậy, để lái xe nâng một cách an toàn nhất, hãy nắm rõ cấu tạo và một số bí kíp sử dụng xe vừa được chia sẻ qua bài viết.
Ngoài ra, giá tham khảo của một số loại xe nâng tại Công ty TNHH đầu tư thiết bị công nghiệp Việt Nhật sẽ giúp bạn lựa chọn mẫu xe phù hợp với điều kiện kinh tế và môi trường làm việc.

Liên hệ mua xe nâng hàng cũ, xe nâng hàng mới các loại:

Hotline: 0868.501.195 (Imess/zalo)

Mail: Hien.cnvietnhat@gmail.com

 

 

Chat qua Zalo
Hotline: 0868.501.195